Tác giả: Đỗ Hữu Nhơn, Đỗ Thành Dũng…
Năm XB: 2011
NXB: Bách khoa Hà Nội
Để đáp ứng được nguồn nhân lực phát triển của ngành cán kim loại thì việc đào tạo các kỹ sư, chuyên gia và công nhân lành nghề là vô cùng quan trọng. Các kỹ sư và công nhân phải nắm vững được các quy trình công nghệ, thiết bị chính và phụ trong các nhà máy cán, các quá trình cơ khí hóa, tự động hóa, tin học hóa ngành cán. Với mục đích đó, cuốn sách “Tính toán thiết kế chế tạo máy cán kim loại và máy cán thép” đã được biên soạn.
Ngoài việc giúp cho sinh viên, các kỹ sư và các chuyên gia biết cách thiết kế, tính toán, chế tạo, nghiệm bền các chi tiết của máy cán kim loại sao cho hợp lý, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, có tính kinh tế và đạt năng suất cao, bảo đảm vận hành an toàn các thiết bị, sách còn giúp các nhà lãnh đạo, các nhà đầu tư, các chuyên gia cán kim loại và các doanh nghiệp nghiên cứu tham khảo để phục vụ sản xuất, liên doanh và đầu tư vào ngành cán kim loại sao cho có lãi, tránh lạc hậu, bảo vệ môi trường trong sạch, có trình độ tự động hóa và cơ khí hóa cao, phù hợp với xu thế hiện đại, thời đại, và toàn cầu hóa.
Sách có5 phần gồm 8 chương với nội dung:
Phần I: Khái niệm về sản phẩm cán và máy cán kim loại
Chương 1: Sản phẩm cán và máy cán
Chương 2: Lịch sử phát triển của ngành cán thép trên thế giới và Việt Nam
Phần II: Phân loại máy cán và thiết bị cán
Chương 3: Phân loại máy cán và tên gọi
Chương 4: Thiết bị chính và phụ trong xưởng cán thép và cán kim loại màu
Phần III: Tính toán nghiệm bền và thiết kế chế tạo máy cán
Chương 5: Những cơ sở lý thuyết và những đại lượng đặc trưng cơ bản về cán kim loại
Chương 6: Tính toán thiết kế và nghiệm bền các chi tiết của giá cán và máy cán
Phấn IV: Tính toán và nghiệm bền các thiết bị phụ trong xưởng cán
Chương 7: Thiết bị phụ dùng trong xưởng cán
Chương 8: Máy cắt phôi, cắt đầu đuôi và các loại máy cắt sản phẩm cán
Phần V: Phụ lục
Bảng phụ lục 1: Một số động cơ điện 3 pha thường dùng
Bảng phụ lục 2: Một số động cơ điện một chiều thường dùng trong các máy cán thép và cán kim loại của Liên bang Nga
Bảng phụ lục 3: Một số động cơ điện xoay chiều của liên bang Nga dùng trong máy cán
Bảng phụ lục 4: Ổ bi cầu dùng trong máy cán
Bảng phụ lục 5: Vòng bi dũa dùng trong máy cán thép
Bảng phụ lục 6: Một số hệ thống lỗ hình cán thép
Bảng phụ lục 7: Vài loại trục cán, giá cán và mặt bằng máy cán
Bảng phụ lục 8: Tính năng cơ học của vài loại thép dùng trong xây dựng và thiết kế máy.
Xin trân trọng giới thiệu!